Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Disaster Management Policyand Technology Center

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Log in

Management - Cooperation - Work together

  • Homepage
  • About
    • About DMC
    • Organization Structure
    • Function & Tasks
    • Development stratery
  • News
    • National and International News
    • DMPTC News
  • Information Center
    • Disaster infomation
    • Basic knowledge
    • Library
      • Legal documents
      • Reference documents
      • IEC documents
      • CBDRM documents
        • Legal documents
        • Reference documents
        • IEC documents
    • CBDRM (Program 1002)
      • Project Matrix
      • Technical Assistance Network
      • CBDRM documents
        • Legal documents
        • Reference documents
        • IEC documents
      • Monitoring and Evaluation (M&E)
      • CBDRA
        • Disaster risks maps
        • CBDRA Reports
        • Other maps
      • Disaster prevention plans
    • Disaster risk maps
    • Irrigation systems
    • Trainings and Workshops
    • Gallery
  • Partners
  • Projects
  • DMC-Mail
  1. News
  2. Details
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Flooding in Ho Chi Minh City has exceeded the forecast

10:18:55, 21/06/2022 Only a few rains lasting about 30 minutes in the beginning of the rainy season in 2022, but some roads in Ho Chi Minh City are already "sea of water".

Mưa lớn, triều cường làm ngập đường, gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân

Heavy rain, high tide flooded roads, causing difficulties for people's daily life

High street, new roads are also flooded

Torrential rain poured down many areas in Ho Chi Minh City on the afternoon of June 2, lasting for nearly 3 hours. The time of rain was right at the break time, causing the flow of people and cars to swarm in the water, causing serious traffic jams in many places. Many areas are considered low risk of flooding due to their high location or have invested in replacing almost the entire drainage and water collection system but also "submerged" in water after heavy rain with heavy rainfall. This is close to 100mm.
Mr. Nguyen Dung, a resident living on Phan Huy Ich Street (ward 12, Go Vap district), said: "Not only the rain on June 2, but the area where he lives is flooded every time it rains heavily. Water from the street overflowed into people's houses. The most frightening thing is that every time a big car passes by, pushing the waves into the house, the furniture of the households living on both sides of the road gets wet."
Nearby, Nguyen Van Qua street (in Dong Hung Thuan ward, district 12) is also full of water after rains. At the time of heavy rain and high tide, there is no way for water to escape on this road.
Ms. Do Thi Bich Ngoc, owner of a rice shop on Nguyen Van Qua Street, lamented: “There is very little business here because it floods every time it rains. After about 30 minutes of rain, water overflowed from the road surface onto the sidewalk, then flowed into the house. The water in the alleys flows like a stream, so there is no selling anything.
Mr. Hoang Minh Tri, former Director of Ho Chi Minh City Planning Institute, said, according to the ground leveling plan of Ho Chi Minh City, the elevation gradually lowers from the north of the city to the south; Go Vap district, district 12, Hoc Mon and Cu Chi districts are the highest places - 9m above sea level. About 15 years ago, this area was almost never flooded.
The rain on June 2 also flooded many roads in the central area such as: Le Lai, Le Loi, Bui Vien, Huynh Thuc Khang, and Nam Ky Khoi Nghia (District 1). This is the area where many times the functional sector has reported "basically completion of the flood eradication work", because the entire drainage system has almost been renovated or replaced.
The city center area also "benefits" from Ho Chi Minh City's renovation and construction of the entire drainage system in neighboring basins such as Tau Hu - Ben Nghe, Nhieu Loc - Thi Nghe, so from a few years now no longer flooded… until the last rain on June 2nd.

Responding to natural disasters 
In the past 10 years, reality has proven that the predictions about "the area least likely to be flooded in HCMC" have not been correct.
Prof. Ho Long Phi, former director of the Center for Water Management and Climate Change (under Ho Chi Minh City National University), pointed out that the biggest cause is the uncontrolled concreting, leveling and leveling of canals in the coastal areas. this area.
Sharing the same opinion, Mr. Hoang Minh Tri cited, the flood situation in Tan Son Nhat airport area in recent years is caused by A41 canal and Hy Vong canal (which has the function of drainage of this area). encroached on, the flow is blocked due to the indiscriminate disposal of waste.
The functional sector and city leaders have assessed the situation and quickly strengthened the management of construction work, preventing the leveling of canals and canals from spreading. The Standing Committee of Ho Chi Minh City Party Committee issued Directive 19-CT/TU dated October 19, 2018 on implementing the campaign "Ho Chi Minh City people do not litter on roads and canals, because the city is clean and reduces flooding". .
Ho Chi Minh City also associated this campaign with the implementation of the Program to reduce environmental pollution in the 2016-2020 period and Resolution No. 03/NQ-HDND HCMC dated June 11, 2017 on environmental protection in urban areas and areas. population and waste management in the city, to have a basis for continuous and regular deployment.
Putting the above guidelines into practice, initially, Ho Chi Minh City has basically controlled the illegal construction and leveling of canals in many places, however, the work of preventing and strictly handling the act of dumping garbage indiscriminately have not achieved the expected results. Due to the lack of inspectors and supervisors, many localities have not been able to limit littering. Many workers dredging sewers said that the situation of people throwing everything from old clothes to plastic bags down the drain is quite common, even some canals and canals are blocked because of domestic waste. this.
In the context of increasingly complicated natural disasters, heavy rains with more and more torrential rainfall, many city drainage works have become obsolete. Even with the drainage system of the Nhieu Loc - Thi Nghe, Tan Hoa - Lo Gom, Tau Hu - Ben Nghe basins, scientists and experts from Ho Chi Minh City's functional departments have warned the design cross-sections of most of the basins. The drain is no longer suitable for the complicated changes of the weather. Most of the culverts are designed to drain water for rains with an average rainfall of 75-92mm during a 3-hour rain period, while heavy rains of 100-150mm, even larger in Ho Chi Minh City is becoming more and more popular.
Experts point out that the flood prevention experience of many cities around the world as well as in Ho Chi Minh City shows that resources will never be enough if you follow the change of weather. Anti-flooding needs an integrated solution, of which investment in the drainage system is just one of them. The renovation and upgrading of the drainage system will only be effective in preventing flooding if each resident joins hands with specific actions, such as not throwing garbage indiscriminately.

Most of the reservoir is still… on paper

Professor Ho Long Phi, former director of the Center for Water Management and Climate Change (Vietnam National University in Ho Chi Minh City), said that making a regulation reservoir is an important solution to support places with outdated drainage systems. load. These works can be built in many places, taking advantage of the sidewalks along the roads to make underground lakes, as long as they collect water, disperse the flow, and limit the accumulation of water to the flooded point. With Ho Chi Minh City, if building an underground lake, it will overcome the shortage of land fund for public works. However, in order to do this, Ho Chi Minh City must develop or propose to promulgate normative unit prices and specific construction technical regulations, from which there is a basis for implementation.
According to the plan, Ho Chi Minh City will build 103 flood control reservoirs with a total area of ​​875ha. These lakes will be a place to store water, help solve the overload of the sewer system, and at the same time regulate the air. In particular, the Ho Chi Minh City Flood Control Program Operation Center (now the Ho Chi Minh City Urban Infrastructure Construction Investment Project Management Board) proposed to build three regulating reservoirs in advance in the 2016-2020 period, including: Go Melon (Thu Duc city, 95ha scale, phase 1 will build 25ha); Khanh Hoi (district 4, with 4.8ha) and Bau Cat (Tan Binh district, with a scale of 4ha), with a total budget of more than 950 billion VND. However, due to difficulties in procedures, capital and space, up to now, these projects have not started yet.
Most recently, at the beginning of 2021, the People's Committee of Ho Chi Minh City approved the project on flood control and wastewater treatment in the period of 2020-2045 and the plan on anti-flood and wastewater treatment in the period of 2020-2030, including solutions to prevent flooding. by the regulator. Accordingly, Ho Chi Minh City plans to build 7 flood control reservoirs for low-lying areas, with a total cost of about 1,500 billion VND; However, up to now the construction sites of the lake have not been determined.
According to urban experts, some other "soft" solutions to limit flooding in Ho Chi Minh City are to develop green areas. However, in fact, most green space planning in the suburbs is associated with interlaced agricultural lands, damp river corridors, not associated with residential area planning, so it is difficult to implement, difficult to call for investment. .

Mưa lớn, triều cường làm ngập đường, gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân

Mưa lớn, triều cường làm ngập đường, gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân

Phố cao, đường mới cũng ngập

Cơn mưa xối xả đổ xuống nhiều khu vực tại TPHCM chiều 2-6 kéo dài gần 3 giờ. Thời điểm mưa đúng vào giờ tan tầm, khiến dòng người và xe bì bõm trong nước, ùn tắc giao thông xảy ra nghiêm trọng ở nhiều nơi. Nhiều khu vực được cho là ít có rủi ro ngập do nằm ở vị trí cao hoặc đã được đầu tư thay mới gần như toàn bộ hệ thống thoát nước và thu gom nước nhưng cũng “chìm” trong nước sau cơn mưa lớn với vũ lượng gần 100mm này. 

Anh Nguyễn Dũng, một người dân sống trên đường Phan Huy Ích (phường 12, quận Gò Vấp), cho biết: “Không chỉ cơn mưa ngày 2-6 mà khu vực anh sống cứ mưa lớn là ngập. Nước từ ngoài đường tràn cả vào nhà dân. Sợ nhất là mỗi khi có xe lớn chạy qua, đẩy sóng nước ồ ạt chảy vào nhà, đồ đạc của các hộ gia đình sống hai bên đường bị ướt sũng”.

Gần đó, đường Nguyễn Văn Quá (thuộc phường Đông Hưng Thuận, quận 12) cũng mênh mông nước sau các trận mưa. Thời điểm mưa lớn kèm triều cường lên cao, tuyến đường này nước không có lối thoát.

Chị Đỗ Thị Bích Ngọc, chủ cửa hàng gạo trên đường Nguyễn Văn Quá, than thở: “Ở đây buôn bán rất ế ẩm vì cứ mưa là ngập. Mưa kéo dài chừng 30 phút là nước tràn từ mặt đường lên vỉa hè, rồi tuồn vô nhà. Các con hẻm thì nước chảy như suối, nên không bán buôn được gì”. 

Ông Hoàng Minh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch TPHCM, cho hay, theo Quy hoạch san nền của TPHCM, cao độ thấp dần từ phía Bắc thành phố xuống phía Nam; khu vực quận Gò Vấp, quận 12, các huyện Hóc Môn, Củ Chi là nơi cao nhất - cao hơn 9m so với mực nước biển. Cách nay khoảng 15 năm, khu vực này gần như chưa bao giờ bị ngập. 

Cơn mưa ngày 2-6 cũng gây ngập nhiều tuyến đường khu vực trung tâm như các tuyến đường: Lê Lai, Lê Lợi, Bùi Viện, Huỳnh Thúc Kháng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1). Đây là khu vực mà nhiều lần ngành chức năng đã báo cáo “hoàn thành cơ bản công tác xóa ngập”, bởi toàn bộ hệ thống thoát nước gần như đã được cải tạo hoặc thay thế mới.

Khu vực trung tâm thành phố còn được “hưởng lợi” từ việc TPHCM tiến hành cải tạo, xây mới toàn bộ hệ thống thoát nước các lưu vực lân cận như Tàu Hủ - Bến Nghé, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nên từ vài năm nay đã không còn bị ngập… cho đến cơn mưa ngày 2-6 vừa qua.

Ứng phó nhân tai và thiên tai

 Trong gần 10 năm qua, thực tế chứng minh những dự báo về “vùng ít có khả năng bị ngập tại TPHCM” đã không còn đúng.

GS Hồ Long Phi, nguyên Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu (thuộc Đại học Quốc gia TPHCM), chỉ ra nguyên nhân lớn nhất là tình trạng bê tông hóa, san lấp kênh, rạch thiếu kiểm soát ở các khu vực này.

Cùng chung nhận định, ông Hoàng Minh Trí dẫn chứng, tình trạng ngập ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất trong những năm gần đây là do kênh A41 và kênh Hy Vọng (vốn có chức năng tiêu thoát nước của khu vực này) đã bị xâm lấn, dòng chảy tắc nghẽn do rác thải vứt bừa bãi xuống. 

Ngành chức năng và lãnh đạo thành phố đã đánh giá được tình hình và nhanh chóng tăng cường quản lý công tác xây dựng, không cho san lấp kênh, rạch tràn lan. Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã ban hành Chỉ thị 19-CT/TU ngày 19-10-2018 về thực hiện cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”.

TPHCM còn gắn cuộc vận động này với việc thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết số 03/NQ-HĐND TPHCM ngày 11-6-2017 về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn thành phố, để có cơ sở triển khai liên tục, thường xuyên.

Đưa các chủ trương trên vào thực tế, bước đầu TPHCM đã cơ bản kiểm soát được tình hình xây dựng, san lấp kênh rạch trái phép ở nhiều nơi, tuy nhiên, công tác ngăn ngừa, xử lý nghiêm hành vi vứt rác bừa bãi chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Với lý do thiếu người kiểm tra, giám sát nên nhiều địa phương chưa hạn chế được tình trạng xả rác bừa bãi. Nhiều công nhân nạo vét cống thoát nước cho biết, tình trạng người dân vứt đủ thứ từ quần áo cũ tới bao bì ni lông xuống cống khá phổ biến, thậm chí một số kênh, rạch cũng bị tắc vì những loại rác thải sinh hoạt này.

Trong bối cảnh thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, những cơn mưa có vũ lượng lớn với thời lượng mưa dồn dập ngày càng nhiều, không ít công trình cống thoát nước của thành phố đã trở nên lạc hậu. Ngay với hệ thống thoát nước của lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé, các nhà khoa học, chuyên gia của các sở ngành chức năng TPHCM đã cảnh báo tiết diện thiết kế của hầu hết cống đã không còn phù hợp với diễn biến phức tạp của thời tiết. Phần lớn cống đều được thiết kế để tiêu thoát nước cho những cơn mưa có vũ lượng trung bình từ 75-92mm trong thời gian mưa 3 giờ, trong khi những cơn mưa có vũ lượng lớn từ 100-150mm, thậm chí lớn hơn ở TPHCM ngày một phổ biến.
Các chuyên gia chỉ rõ, kinh nghiệm phòng chống ngập của nhiều thành phố trên thế giới cũng như tại TPHCM cho thấy, nguồn lực sẽ không bao giờ là đủ nếu chạy theo sự thay đổi của thời tiết. Chống ngập cần giải pháp mang tính tổng hợp, mà đầu tư cho hệ thống thoát nước chỉ là một trong số đó. Công tác cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước chỉ phát huy hiệu quả trong chống ngập nếu mỗi người dân cùng chung tay bằng những hành động cụ thể, như việc không vứt rác bừa bãi.

Hầu hết hồ điều tiết còn nằm… trên giấy

Giáo sư Hồ Long Phi, nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TPHCM) nhận định, làm hồ điều tiết là giải pháp quan trọng để hỗ trợ những nơi có hệ thống thoát nước đã quá tải. Những công trình này có thể xây ở nhiều nơi, tận dụng được cả vỉa hè bên các tuyến đường để làm hồ ngầm, miễn là thu được nước, làm phân tán dòng chảy, hạn chế nước dồn đến điểm ngập. Với TPHCM, nếu xây hồ ngầm sẽ khắc phục được tình trạng thiếu quỹ đất dành cho công trình công cộng. Tuy nhiên, để làm được điều này, TPHCM phải xây dựng hoặc kiến nghị ban hành đơn giá định mức, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng cụ thể, từ đó mới có cơ sở để triển khai. 
Theo quy hoạch, TPHCM sẽ xây dựng 103 hồ điều tiết chống ngập với tổng diện tích 875ha. Các hồ này sẽ là nơi trữ nước, giúp giải quyết tình trạng quá tải hệ thống cống, đồng thời điều hòa không khí. Trong đó, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM (nay là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM) đề xuất xây dựng trước 3 hồ điều tiết trong giai đoạn 2016-2020, gồm: Gò Dưa (TP Thủ Đức, quy mô 95ha, giai đoạn 1 sẽ xây dựng 25ha); Khánh Hội (quận 4, với 4,8ha) và Bàu Cát (quận Tân Bình, quy mô 4ha), với tổng kinh phí hơn 950 tỷ đồng. Tuy nhiên, do khó khăn về thủ tục, nguồn vốn và mặt bằng nên đến nay, các dự án này vẫn chưa khởi động.
Gần đây nhất, vào đầu năm 2021, UBND TPHCM phê duyệt đề án chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2045 và kế hoạch chống ngập, xử lý nước thải giai đoạn 2020-2030, trong đó có giải pháp chống ngập bằng hồ điều tiết. Theo đó, TPHCM lên kế hoạch xây dựng 7 hồ điều tiết chống ngập cho những khu vực trũng thấp, với tổng kinh phí khoảng 1.500 tỷ đồng; song, đến nay các vị trí xây dựng hồ vẫn chưa được xác định.
Theo các chuyên gia đô thị, một số giải pháp “mềm” khác để hạn chế tình trạng ngập nước tại TPHCM, đó là phải phát triển mảng xanh. Vậy nhưng, thực tế phần lớn quy hoạch mảng xanh ở ngoại thành lại gắn với các khu đất nông nghiệp xen cài, hành lang sông rạch ẩm thấp, chưa gắn với quy hoạch khu dân cư nên khó thực hiện, khó kêu gọi đầu tư.

Mưa lớn, triều cường làm ngập đường, gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân

Mưa lớn, triều cường làm ngập đường, gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân

Phố cao, đường mới cũng ngập

Cơn mưa xối xả đổ xuống nhiều khu vực tại TPHCM chiều 2-6 kéo dài gần 3 giờ. Thời điểm mưa đúng vào giờ tan tầm, khiến dòng người và xe bì bõm trong nước, ùn tắc giao thông xảy ra nghiêm trọng ở nhiều nơi. Nhiều khu vực được cho là ít có rủi ro ngập do nằm ở vị trí cao hoặc đã được đầu tư thay mới gần như toàn bộ hệ thống thoát nước và thu gom nước nhưng cũng “chìm” trong nước sau cơn mưa lớn với vũ lượng gần 100mm này. 

Anh Nguyễn Dũng, một người dân sống trên đường Phan Huy Ích (phường 12, quận Gò Vấp), cho biết: “Không chỉ cơn mưa ngày 2-6 mà khu vực anh sống cứ mưa lớn là ngập. Nước từ ngoài đường tràn cả vào nhà dân. Sợ nhất là mỗi khi có xe lớn chạy qua, đẩy sóng nước ồ ạt chảy vào nhà, đồ đạc của các hộ gia đình sống hai bên đường bị ướt sũng”.

Gần đó, đường Nguyễn Văn Quá (thuộc phường Đông Hưng Thuận, quận 12) cũng mênh mông nước sau các trận mưa. Thời điểm mưa lớn kèm triều cường lên cao, tuyến đường này nước không có lối thoát.

Chị Đỗ Thị Bích Ngọc, chủ cửa hàng gạo trên đường Nguyễn Văn Quá, than thở: “Ở đây buôn bán rất ế ẩm vì cứ mưa là ngập. Mưa kéo dài chừng 30 phút là nước tràn từ mặt đường lên vỉa hè, rồi tuồn vô nhà. Các con hẻm thì nước chảy như suối, nên không bán buôn được gì”. 

Ông Hoàng Minh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch TPHCM, cho hay, theo Quy hoạch san nền của TPHCM, cao độ thấp dần từ phía Bắc thành phố xuống phía Nam; khu vực quận Gò Vấp, quận 12, các huyện Hóc Môn, Củ Chi là nơi cao nhất - cao hơn 9m so với mực nước biển. Cách nay khoảng 15 năm, khu vực này gần như chưa bao giờ bị ngập. 

Cơn mưa ngày 2-6 cũng gây ngập nhiều tuyến đường khu vực trung tâm như các tuyến đường: Lê Lai, Lê Lợi, Bùi Viện, Huỳnh Thúc Kháng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1). Đây là khu vực mà nhiều lần ngành chức năng đã báo cáo “hoàn thành cơ bản công tác xóa ngập”, bởi toàn bộ hệ thống thoát nước gần như đã được cải tạo hoặc thay thế mới.

Khu vực trung tâm thành phố còn được “hưởng lợi” từ việc TPHCM tiến hành cải tạo, xây mới toàn bộ hệ thống thoát nước các lưu vực lân cận như Tàu Hủ - Bến Nghé, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nên từ vài năm nay đã không còn bị ngập… cho đến cơn mưa ngày 2-6 vừa qua.

Ứng phó nhân tai và thiên tai

 Trong gần 10 năm qua, thực tế chứng minh những dự báo về “vùng ít có khả năng bị ngập tại TPHCM” đã không còn đúng.

GS Hồ Long Phi, nguyên Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu (thuộc Đại học Quốc gia TPHCM), chỉ ra nguyên nhân lớn nhất là tình trạng bê tông hóa, san lấp kênh, rạch thiếu kiểm soát ở các khu vực này.

Cùng chung nhận định, ông Hoàng Minh Trí dẫn chứng, tình trạng ngập ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất trong những năm gần đây là do kênh A41 và kênh Hy Vọng (vốn có chức năng tiêu thoát nước của khu vực này) đã bị xâm lấn, dòng chảy tắc nghẽn do rác thải vứt bừa bãi xuống. 

Ngành chức năng và lãnh đạo thành phố đã đánh giá được tình hình và nhanh chóng tăng cường quản lý công tác xây dựng, không cho san lấp kênh, rạch tràn lan. Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã ban hành Chỉ thị 19-CT/TU ngày 19-10-2018 về thực hiện cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”.

TPHCM còn gắn cuộc vận động này với việc thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết số 03/NQ-HĐND TPHCM ngày 11-6-2017 về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn thành phố, để có cơ sở triển khai liên tục, thường xuyên.

Đưa các chủ trương trên vào thực tế, bước đầu TPHCM đã cơ bản kiểm soát được tình hình xây dựng, san lấp kênh rạch trái phép ở nhiều nơi, tuy nhiên, công tác ngăn ngừa, xử lý nghiêm hành vi vứt rác bừa bãi chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Với lý do thiếu người kiểm tra, giám sát nên nhiều địa phương chưa hạn chế được tình trạng xả rác bừa bãi. Nhiều công nhân nạo vét cống thoát nước cho biết, tình trạng người dân vứt đủ thứ từ quần áo cũ tới bao bì ni lông xuống cống khá phổ biến, thậm chí một số kênh, rạch cũng bị tắc vì những loại rác thải sinh hoạt này.

Trong bối cảnh thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, những cơn mưa có vũ lượng lớn với thời lượng mưa dồn dập ngày càng nhiều, không ít công trình cống thoát nước của thành phố đã trở nên lạc hậu. Ngay với hệ thống thoát nước của lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé, các nhà khoa học, chuyên gia của các sở ngành chức năng TPHCM đã cảnh báo tiết diện thiết kế của hầu hết cống đã không còn phù hợp với diễn biến phức tạp của thời tiết. Phần lớn cống đều được thiết kế để tiêu thoát nước cho những cơn mưa có vũ lượng trung bình từ 75-92mm trong thời gian mưa 3 giờ, trong khi những cơn mưa có vũ lượng lớn từ 100-150mm, thậm chí lớn hơn ở TPHCM ngày một phổ biến.
Các chuyên gia chỉ rõ, kinh nghiệm phòng chống ngập của nhiều thành phố trên thế giới cũng như tại TPHCM cho thấy, nguồn lực sẽ không bao giờ là đủ nếu chạy theo sự thay đổi của thời tiết. Chống ngập cần giải pháp mang tính tổng hợp, mà đầu tư cho hệ thống thoát nước chỉ là một trong số đó. Công tác cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước chỉ phát huy hiệu quả trong chống ngập nếu mỗi người dân cùng chung tay bằng những hành động cụ thể, như việc không vứt rác bừa bãi.

Hầu hết hồ điều tiết còn nằm… trên giấy

Giáo sư Hồ Long Phi, nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TPHCM) nhận định, làm hồ điều tiết là giải pháp quan trọng để hỗ trợ những nơi có hệ thống thoát nước đã quá tải. Những công trình này có thể xây ở nhiều nơi, tận dụng được cả vỉa hè bên các tuyến đường để làm hồ ngầm, miễn là thu được nước, làm phân tán dòng chảy, hạn chế nước dồn đến điểm ngập. Với TPHCM, nếu xây hồ ngầm sẽ khắc phục được tình trạng thiếu quỹ đất dành cho công trình công cộng. Tuy nhiên, để làm được điều này, TPHCM phải xây dựng hoặc kiến nghị ban hành đơn giá định mức, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng cụ thể, từ đó mới có cơ sở để triển khai. 
Theo quy hoạch, TPHCM sẽ xây dựng 103 hồ điều tiết chống ngập với tổng diện tích 875ha. Các hồ này sẽ là nơi trữ nước, giúp giải quyết tình trạng quá tải hệ thống cống, đồng thời điều hòa không khí. Trong đó, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM (nay là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM) đề xuất xây dựng trước 3 hồ điều tiết trong giai đoạn 2016-2020, gồm: Gò Dưa (TP Thủ Đức, quy mô 95ha, giai đoạn 1 sẽ xây dựng 25ha); Khánh Hội (quận 4, với 4,8ha) và Bàu Cát (quận Tân Bình, quy mô 4ha), với tổng kinh phí hơn 950 tỷ đồng. Tuy nhiên, do khó khăn về thủ tục, nguồn vốn và mặt bằng nên đến nay, các dự án này vẫn chưa khởi động.
Gần đây nhất, vào đầu năm 2021, UBND TPHCM phê duyệt đề án chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2045 và kế hoạch chống ngập, xử lý nước thải giai đoạn 2020-2030, trong đó có giải pháp chống ngập bằng hồ điều tiết. Theo đó, TPHCM lên kế hoạch xây dựng 7 hồ điều tiết chống ngập cho những khu vực trũng thấp, với tổng kinh phí khoảng 1.500 tỷ đồng; song, đến nay các vị trí xây dựng hồ vẫn chưa được xác định.
Theo các chuyên gia đô thị, một số giải pháp “mềm” khác để hạn chế tình trạng ngập nước tại TPHCM, đó là phải phát triển mảng xanh. Vậy nhưng, thực tế phần lớn quy hoạch mảng xanh ở ngoại thành lại gắn với các khu đất nông nghiệp xen cài, hành lang sông rạch ẩm thấp, chưa gắn với quy hoạch khu dân cư nên khó thực hiện, khó kêu gọi đầu tư.

Mưa lớn, triều cường làm ngập đường, gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân

Mưa lớn, triều cường làm ngập đường, gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân

Phố cao, đường mới cũng ngập

Cơn mưa xối xả đổ xuống nhiều khu vực tại TPHCM chiều 2-6 kéo dài gần 3 giờ. Thời điểm mưa đúng vào giờ tan tầm, khiến dòng người và xe bì bõm trong nước, ùn tắc giao thông xảy ra nghiêm trọng ở nhiều nơi. Nhiều khu vực được cho là ít có rủi ro ngập do nằm ở vị trí cao hoặc đã được đầu tư thay mới gần như toàn bộ hệ thống thoát nước và thu gom nước nhưng cũng “chìm” trong nước sau cơn mưa lớn với vũ lượng gần 100mm này. 

Anh Nguyễn Dũng, một người dân sống trên đường Phan Huy Ích (phường 12, quận Gò Vấp), cho biết: “Không chỉ cơn mưa ngày 2-6 mà khu vực anh sống cứ mưa lớn là ngập. Nước từ ngoài đường tràn cả vào nhà dân. Sợ nhất là mỗi khi có xe lớn chạy qua, đẩy sóng nước ồ ạt chảy vào nhà, đồ đạc của các hộ gia đình sống hai bên đường bị ướt sũng”.

Gần đó, đường Nguyễn Văn Quá (thuộc phường Đông Hưng Thuận, quận 12) cũng mênh mông nước sau các trận mưa. Thời điểm mưa lớn kèm triều cường lên cao, tuyến đường này nước không có lối thoát.

Chị Đỗ Thị Bích Ngọc, chủ cửa hàng gạo trên đường Nguyễn Văn Quá, than thở: “Ở đây buôn bán rất ế ẩm vì cứ mưa là ngập. Mưa kéo dài chừng 30 phút là nước tràn từ mặt đường lên vỉa hè, rồi tuồn vô nhà. Các con hẻm thì nước chảy như suối, nên không bán buôn được gì”. 

Ông Hoàng Minh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch TPHCM, cho hay, theo Quy hoạch san nền của TPHCM, cao độ thấp dần từ phía Bắc thành phố xuống phía Nam; khu vực quận Gò Vấp, quận 12, các huyện Hóc Môn, Củ Chi là nơi cao nhất - cao hơn 9m so với mực nước biển. Cách nay khoảng 15 năm, khu vực này gần như chưa bao giờ bị ngập. 

Cơn mưa ngày 2-6 cũng gây ngập nhiều tuyến đường khu vực trung tâm như các tuyến đường: Lê Lai, Lê Lợi, Bùi Viện, Huỳnh Thúc Kháng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1). Đây là khu vực mà nhiều lần ngành chức năng đã báo cáo “hoàn thành cơ bản công tác xóa ngập”, bởi toàn bộ hệ thống thoát nước gần như đã được cải tạo hoặc thay thế mới.

Khu vực trung tâm thành phố còn được “hưởng lợi” từ việc TPHCM tiến hành cải tạo, xây mới toàn bộ hệ thống thoát nước các lưu vực lân cận như Tàu Hủ - Bến Nghé, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nên từ vài năm nay đã không còn bị ngập… cho đến cơn mưa ngày 2-6 vừa qua.

Ứng phó nhân tai và thiên tai

 Trong gần 10 năm qua, thực tế chứng minh những dự báo về “vùng ít có khả năng bị ngập tại TPHCM” đã không còn đúng.

GS Hồ Long Phi, nguyên Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu (thuộc Đại học Quốc gia TPHCM), chỉ ra nguyên nhân lớn nhất là tình trạng bê tông hóa, san lấp kênh, rạch thiếu kiểm soát ở các khu vực này.

Cùng chung nhận định, ông Hoàng Minh Trí dẫn chứng, tình trạng ngập ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất trong những năm gần đây là do kênh A41 và kênh Hy Vọng (vốn có chức năng tiêu thoát nước của khu vực này) đã bị xâm lấn, dòng chảy tắc nghẽn do rác thải vứt bừa bãi xuống. 

Ngành chức năng và lãnh đạo thành phố đã đánh giá được tình hình và nhanh chóng tăng cường quản lý công tác xây dựng, không cho san lấp kênh, rạch tràn lan. Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã ban hành Chỉ thị 19-CT/TU ngày 19-10-2018 về thực hiện cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”.

TPHCM còn gắn cuộc vận động này với việc thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết số 03/NQ-HĐND TPHCM ngày 11-6-2017 về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn thành phố, để có cơ sở triển khai liên tục, thường xuyên.

Đưa các chủ trương trên vào thực tế, bước đầu TPHCM đã cơ bản kiểm soát được tình hình xây dựng, san lấp kênh rạch trái phép ở nhiều nơi, tuy nhiên, công tác ngăn ngừa, xử lý nghiêm hành vi vứt rác bừa bãi chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Với lý do thiếu người kiểm tra, giám sát nên nhiều địa phương chưa hạn chế được tình trạng xả rác bừa bãi. Nhiều công nhân nạo vét cống thoát nước cho biết, tình trạng người dân vứt đủ thứ từ quần áo cũ tới bao bì ni lông xuống cống khá phổ biến, thậm chí một số kênh, rạch cũng bị tắc vì những loại rác thải sinh hoạt này.

Trong bối cảnh thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, những cơn mưa có vũ lượng lớn với thời lượng mưa dồn dập ngày càng nhiều, không ít công trình cống thoát nước của thành phố đã trở nên lạc hậu. Ngay với hệ thống thoát nước của lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé, các nhà khoa học, chuyên gia của các sở ngành chức năng TPHCM đã cảnh báo tiết diện thiết kế của hầu hết cống đã không còn phù hợp với diễn biến phức tạp của thời tiết. Phần lớn cống đều được thiết kế để tiêu thoát nước cho những cơn mưa có vũ lượng trung bình từ 75-92mm trong thời gian mưa 3 giờ, trong khi những cơn mưa có vũ lượng lớn từ 100-150mm, thậm chí lớn hơn ở TPHCM ngày một phổ biến.
Các chuyên gia chỉ rõ, kinh nghiệm phòng chống ngập của nhiều thành phố trên thế giới cũng như tại TPHCM cho thấy, nguồn lực sẽ không bao giờ là đủ nếu chạy theo sự thay đổi của thời tiết. Chống ngập cần giải pháp mang tính tổng hợp, mà đầu tư cho hệ thống thoát nước chỉ là một trong số đó. Công tác cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước chỉ phát huy hiệu quả trong chống ngập nếu mỗi người dân cùng chung tay bằng những hành động cụ thể, như việc không vứt rác bừa bãi.

Hầu hết hồ điều tiết còn nằm… trên giấy

Giáo sư Hồ Long Phi, nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TPHCM) nhận định, làm hồ điều tiết là giải pháp quan trọng để hỗ trợ những nơi có hệ thống thoát nước đã quá tải. Những công trình này có thể xây ở nhiều nơi, tận dụng được cả vỉa hè bên các tuyến đường để làm hồ ngầm, miễn là thu được nước, làm phân tán dòng chảy, hạn chế nước dồn đến điểm ngập. Với TPHCM, nếu xây hồ ngầm sẽ khắc phục được tình trạng thiếu quỹ đất dành cho công trình công cộng. Tuy nhiên, để làm được điều này, TPHCM phải xây dựng hoặc kiến nghị ban hành đơn giá định mức, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng cụ thể, từ đó mới có cơ sở để triển khai. 
Theo quy hoạch, TPHCM sẽ xây dựng 103 hồ điều tiết chống ngập với tổng diện tích 875ha. Các hồ này sẽ là nơi trữ nước, giúp giải quyết tình trạng quá tải hệ thống cống, đồng thời điều hòa không khí. Trong đó, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM (nay là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM) đề xuất xây dựng trước 3 hồ điều tiết trong giai đoạn 2016-2020, gồm: Gò Dưa (TP Thủ Đức, quy mô 95ha, giai đoạn 1 sẽ xây dựng 25ha); Khánh Hội (quận 4, với 4,8ha) và Bàu Cát (quận Tân Bình, quy mô 4ha), với tổng kinh phí hơn 950 tỷ đồng. Tuy nhiên, do khó khăn về thủ tục, nguồn vốn và mặt bằng nên đến nay, các dự án này vẫn chưa khởi động.
Gần đây nhất, vào đầu năm 2021, UBND TPHCM phê duyệt đề án chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2045 và kế hoạch chống ngập, xử lý nước thải giai đoạn 2020-2030, trong đó có giải pháp chống ngập bằng hồ điều tiết. Theo đó, TPHCM lên kế hoạch xây dựng 7 hồ điều tiết chống ngập cho những khu vực trũng thấp, với tổng kinh phí khoảng 1.500 tỷ đồng; song, đến nay các vị trí xây dựng hồ vẫn chưa được xác định.
Theo các chuyên gia đô thị, một số giải pháp “mềm” khác để hạn chế tình trạng ngập nước tại TPHCM, đó là phải phát triển mảng xanh. Vậy nhưng, thực tế phần lớn quy hoạch mảng xanh ở ngoại thành lại gắn với các khu đất nông nghiệp xen cài, hành lang sông rạch ẩm thấp, chưa gắn với quy hoạch khu dân cư nên khó thực hiện, khó kêu gọi đầu tư.

(Source: https://www.sggp.org.vn/)

Read more

  • Yen Bai: Trees fell, houses had their roofs blown off, one person was injured due to a tornado
  • Dak Nong: Heavy rain accompanied by strong winds, greeting gates, trees in Gia Nghia city fell and fell
  • Malaysia records flood damage of over $210 million in 2024
  • Thanh Hoa: Escaped death when dozens of tons of rock fell on house
  • Ben Tre proactively responds to drought and salinity
  • The people of Lai Chau actively protect their livestock during the prolonged cold and severe cold weather.
  • Storm Tra Mi causes walls to collapse and roofs to be blown off in Quang Tri
  • Early resettlement for people living under landslides in Muong Nhe
  • Together, overcome difficulties, stabilize life
  • Nam Dinh evacuated nearly 500 households to safety due to the risk of rising flood waters.

 

  • Vietnam Natural Disaster Monitoring System (VNDMS)

  • Community-Based Disaster Risk Management Database (Project 553)

  • Socio-economic database

  • Riverbank landslides, coastal erosion database

  • Spatial for disaster management database

  • Library Disaster Management Policy and and Technology Center

  • Damage database

  • Satellite database

  • Science and Technology Database

  • Online Knowledge Dissemination Software for Disaster Prevention

  • Digital transformation portal in disaster management

  • Camera Management and Monitoring Software

Weather forecast

Copyright © 2015 - Disaster Management Policy and Technology Center

Address: No.54 - 102 Truong Chinh street, Dong Da, Ha Noi

Phone: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Online users: 365

Visistors: 19911474