Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Sóng thần tấn công Indonesia, 43 người thiệt mạng

9:54:37, 23/12/2018 Sóng thần do núi lửa đánh vào các bãi biển quanh eo biển Sunda ở Indonesia vào tối 22/12, phá hủy hàng trăm ngôi nhà.
Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết sóng thần không xảy ra sau một trận động đất mà có thể do thủy triều dâng bất thường vào thời điểm trăng non và lở đất dưới đáy biển do hoạt động tại núi lửa Anak Krakatau.
430 ngôi nhà, 9 khách sạn và 10 tàu bị phá hủy sau khi sóng đánh vào các bãi biển quanh eo biển Sunda, ở Nam Sumatra và mũi phía tây của đảo Java vào 21h30 ngày 22/12. Cảnh báo sóng thần đã được phát đi, người dân ở các khu vực thấp di tản đến những nơi có địa hình cao hơn. Sóng thần có độ cao khoảng 0,9 m tràn vào khu vực Serang, độ cao sóng ở các khu vực khác như Pandeglang và Nam Lampung là 0,28-0,36 m. 


Vị trí eo biển Sunda. Đồ họa: Google maps.

Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia cho biết 43 người thiệt mạng, 584 người bị thương và hai người mất tích. "Chúng tôi đang tóm tắt các báo cáo về tác động của sóng thần xảy ra ở eo biển Sunda, đặc biệt là Serang, Pandeglang và Nam Lampung", ông cho biết.
"Tôi phải chạy, sóng tràn vào trong đất liền 15-20m. Cơn sóng tiếp theo còn tràn vào khu vực khách sạn tôi đang ở và làm ngập những chiếc xe trên con đường ở phía sau", nhân chứng Lund Andersen viết trên Facebook. "Tôi di tản gia đình đến vùng cao hơn qua các con đường rừng và các ngôi làng, nơi chúng tôi được người dân địa phương giúp đỡ. Không hề hấn gì, thật may quá!".
Cơ quan địa vật lý Indonesia do cho biết núi lửa Anak Krakatau đã phun trào khoảng 24 phút trước khi sóng thần xảy ra. Anak Krakatau là ngọn núi lửa trẻ hình thành trong lòng núi lửa Krakatau ở ngoài khơi eo biển Sunda, sau vụ phun trào dữ dội năm 1883 khiến 36.000 người thiệt mạng. 


Khung cảnh đổ nát sau sóng thần. Ảnh: Internet

 Ngọn núi cao 305 m, cách thủ đô Jakarta khoảng 200 km về phía tây nam, đã phun trào kể từ tháng 6. Ngày 21/12, Anak Krakatau đã phun trào trong hơn hai phút, tạo ra một đám mây tro bụi cao hơn 400 m.
Endan Permana, người đứng đầu Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia ở Pandeglang, cho biết cảnh sát đang hỗ trợ các nạn nhân ở Tanjung Lesung ở tỉnh Banten, điểm du lịch nổi tiếng không xa Jakarta, vì các nhân viên phản ứng khẩn cấp chưa đến khu vực này.
Eo biển Sunda nằm giữa các đảo của Indonesia là Java và Sumatra, cách Jakarta khoảng 100 km, nối biển Java với Ấn Độ Dương.Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo va chạm nên là một trong những nước hứng chịu nhiều vụ phun trào núi lửa và động đất nhất thế giới. Hồi tháng 9, động đất 7,5 độ ở Sulawesi gây sóng thần đã khiến 2.000 người thiệt mạng và hơn 5.000 người mất tích.
(Nguồn: vnexpress.net)

Tin liên quan

  • Liên tiếp xảy ra sạt lở tại Hậu Giang
  • Kon Tum: 01 người bị sét đánh tử vong
  • Yên Bái: Cây cối đổ rạp, nhà cửa tốc mái, một người bị thương do dông lốc
  • Nhiều nhà dân ở miền núi Quảng Nam bị sập, hư hỏng nặng do mưa gió gây ra
  • Kenya dùng tre làm vũ khí chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế
  • Xuất hiện mưa đá làm hư hỏng nhiều nhà dân ở miền núi Quảng Nam
  • Đắk Nông: Mưa to kèm gió lớn, cổng chào, cây xanh ở thành phố Gia Nghĩa ngã, đổ
  • Hà Nội công bố tình huống khẩn sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
  • Điện Biên đầu tư 33 tỉ đồng khắc phục sạt lở do thiên tai
  • Xuất cấp vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia để phục vụ phòng, chống thiên tai

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 169

Tổng số lượt truy cập: 19911474