Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và đánh giá cao sự chủ động và tinh thần tích cực trong công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 12.
Lưu ý các địa phương không chủ quan, triển khai thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh phải đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho người dân; rà soát phương tiện còn trên biển, yêu cầu vào nơi tránh trú an toàn; yêu cầu bà con ngư dân trên các khu vực nuôi trồng thuỷ sản phải vào trong bờ; rà soát thật kỹ các phương án, triệt để thực hiện sơ tán người dân khỏi các khu vực nguy hiểm, đặc biệt là khu vực ven biển, khu vực dễ xảy ra ngập úng, khu vực có nhiều rủi ro sập đổ.
Kiên quyết sơ tán người dân, yêu cầu trước 12h đêm, không còn người dân ở nơi nguy hiểm – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng chỉ đạo họp trực tuyến: Kiên quyết di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các công trình phục vụ APEC.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương đặc biệt chú ý phương án bảo vệ công trình tháp cao, hệ thống hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, bảo vệ các công trình đang xây dựng, tháp cao, nhà cao tầng; bảo vệ an toàn hồ đạp, công trình thủy lợi. Sẵn sàng các phương án vận hành, bảo vệ công trình, sơ tán dân.

Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại cuộc họp đầu cầu Nha Trang
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cơn bão số 12 là cơn bão mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn. Cơ quan dự báo xác định mức độ rủi ro thiên tai cấp 4, là cấp chỉ sau mức thảm họa
Phó Thủ tướng giao Thành phố Đà Nẵng chủ động, với sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương đảm bảo an toàn cho công trình hồ đập, an toàn giao thông, an toàn cấp điện, cùng với các lực lượng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình APEC.
.jpg)
Ảnh: Cuộc họp trực tuyến tại đầu cầu Ninh Thuận
.jpg)
Ảnh: Toàn cảnh cuộc họp tại trực tuyến đầu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tại Hà Nội
Sau khi kết thúc cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đi kiểm tra công tác phòng chống bão tại Cảng cá Hòn Rớ, Khánh Hòa.
Theo báo cáo nhanh số 403/BC-CQTT ngày 03/11/2017 của Bộ Tư lệnh BĐBP, Biên phòng tuyến biển đã phối hợp với Ban chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho: 79.182 tàu/385.911 lao động biết vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm, trong đó:
- Hoạt động ở khu vực từ 100-140N và 1120E: 40 tàu/308 lao động (Bình Định: 24 tàu/184 lao động; BR Vũng Tầu: 16 tàu/124 lao động. Các tàu đã nhận được thông tin về bão và đang di chuyển về bờ hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm);
- Hoạt động các vùng biển khác và neo đậu tại các bến: 79.142 tàu/385.603 lao động, trong đó:
+ Hoạt động ở khu vực biển khác: 4.566 tàu/33.371 lao động;
+ Neo đậu tại các bến: 74.576 tàu/352.232 lao động.
Tình hình di dời dân:
Ngày 02/11/2017, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo triển khai sơ tán dân cư tại các khu vực bị ngập lụt, chia cắt, vùng trũng thấp đến nơi an toàn với 759 hộ/1.958 người tại huyện Đồng Xuân.
Theo kế hoạch ứng phó với bão của các địa phương: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, tổng số người dự kiến di dời, sơ tán là 75.467 hộ/386.143 người (sơ tán tập trung: 38.267 hộ/192.581 người; sơ tán tại chỗ: 37.200 hộ/193.562 người).
Tình hình hồ chứa thủy điện
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Công Thương, tính đến 6h00 sáng 03/11, trong 162 hồ cập nhật thông tin, có 18 hồ chứa đang xả qua tràn:
- Khu vực Tây Nguyên 08 hồ: Sreepok 4: 27m3/s; Đa Nhim: 50m3/s. Đăk Ru: 118m3/s; ĐakSrông: 50m3/s; Đrây H’linh 1: 80m3/s; Bảo Lộc: 58m3/s; ĐăkSrông 3A: 900m3/s; ĐăkSrông 3B: 1.100 m3/s.
- Duyên hải Nam Trung Bộ có 08 hồ: Sông Hinh: 800m3/s; Ba Hạ: 1.400m3/s; ĐakMi 4A: 195m3/s; Sông Bung 4: 46 m3/s; Vĩnh Sơn: 15m3/s; ĐakMi 3: 244 m3/s; Sông Giang 2: 23 m3/s; La Hiêng 2: 65 m3/s.
- Bắc Trung Bộ có 02 hồ: A Lưới: 40 m3/s; Chi Khê: 132 m3/s.
|